Bu lông là một vật tư phụ trợ dùng để liên kết các chi tiết, liên kết các kết cấu với nhau trong các công trình xây dựng, cơ khí chế tạo máy....Dựa vào chức năng, người ta chia ra làm 2 loại bu lông : bu lông liên kết và bu lông kết cấu. Vậy bu lông liên kết là gì và 3 điểm gì khác biệt giữa bu lông liên kết và bu lông kết cấu ? Công ty Hùng Cường sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Bu lông liên kết là loại bu lông có nhiệm vụ liên kết, kết nối các chi tiết với nhau để tạo thành 1 hệ thống khối, khung giàn chắc chắn. Lực chịu tải chính trong các liên kết này là lực dọc trục mà không phải là lực cắt.
Bu lông liên kết được dùng chủ yếu cho các liên kết tĩnh hay các chi tiết máy cố định, ít chịu lực tải động. Nó có ưu điểm là tháo lắp đơn giản, dễ dàng.
Về vật liệu sản xuất, bu lông liên kết được sản xuất từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy vào mục đích sử dụng và nhu cầu của khách hàng: có thể là thép carbon thường, thép không gỉ inox, thép carbon cường độ cao, đồng, kẽm, nhôm ...
Bề mặt bu lông liên kết có thể được xử lý bằng lớp mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, mạ đen, mạ cầu vồng nhằm tăng khả năng chống ăn mòn cho sản phẩm. Bu lông cũng có thể ở dạng thô, không mạ nhưng sẽ nhanh gỉ sét nếu phải làm trong điều kiện có hóa chất ăn mòn.
Bu lông liên kết rất đa dạng về hình dáng, kích thước và chủng loại nên có thể đáp ứng được yêu cầu làm việc của nhiều mối ghép khác nhau. Nó được sử dụng trong rất nhiều trong thi công công trình xây dựng và nhiều lĩnh vực khác của đời sống .Ví dụ như:
- Trong xây dựng: tham gia liên kết các khung giàn giáo, các khung cần chịu lực tải lớn..
- Trong lĩnh vực cơ khí: được lắp ráp các phụ kiện trong sản xuất sữa chữa ô tô, xe máy
- Tham gia vào các công trình đường sắt, các công trình trên biển.
Bu lông liên kết và bu lông kết cấu đều là những vật tư dùng để liên kết các mối nối, các chi tiết, các kết cấu với nhau. Tuy nhiên, hai loại bu lông này đều có sự khác biệt nhất định :
Bu lông liên kết dùng để liên kết, kết nối các chi tiết với nhau để tạo thành một khối chắc chắn hoặc những nơi có kết cấu tĩnh. Lực chịu tải chính trong các liên kết này là lực dọc trục.
Sự khác biệt với bu lông liên kết là liên kết kết cấu cũng dùng để liên kết nhưng liên kết các chi tiết hoặc kết cấu này phải chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, chi tiết máy có độ rung mạnh. Bu lông kết cấu đòi hỏi vừa phải chịu tải trọng dọc trục, vừa chịu lực kéo cắt.
Bu lông liên kết được sản xuất từ rất nhiều loại vật liệu khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng như: thép cacbon, thép không gỉ, đồng, nhôm, kẽm..và xử lí bề mặt bằng các phương pháp : mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, mạ cầu vồng để tăng khả năng chống gỉ sét.
Bu lông kết cấu có nhiều vật liệu sản xuất nhưng không đa dạng như bu lông liên kết, mà chủ yếu là các loại như: các loại thép các bon, thép các bon cường độ cao, thép không gỉ. Các phương pháp tăng cơ tính bề mặt như mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, mạ đen, sơn cũng được áp dụng đối với các loại bu lông kết cấu.
Hùng Cường luôn tự hào là nhà phân phối lớn các sản phẩm bu lông ốc vít chất lượng cao cho các công trình lớn nhỏ tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với chất lượng đạt chuẩn và giá cả cạnh tranh, Hùng Cường đã trở thành thương hiệu uy tín nhiều năm trên thị trường, tạo dựng được niềm tin cho các nhà thầu và đối tác.
Quý khách hàng mua hàng tại Hùng Cường luôn an tâm về chất lượng, hài lòng về mẫu mã, đặc biệt giá cực kì cạnh tranh giúp khách hàng tiết kiệm chi phí một cách tối đa cho công trình thi công.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm hoặc có nhu cầu mua hàng, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG