cokhiphutro@gmail.com Số 172, đường Pháp Vân - Yên Sở - Hoàng Mai - Hà Nội
aa.200
gg1
giagoc1sanxuat1

Bu lông và 5 cách phân loại bu lông

   Bu lông là chi tiết không thể thiếu trong việc lắp ghép các chi tiết, kết cấu hiện nay. Với nhiều công dụng, sử dụng đơn giản, bu lông được sử dụng từ những công việc đơn giản đến những công việc phức tạp nhất. Bu lông được chia làm nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào cách phân loại. Hiện nay cũng có nhiều cách phân loại bu lông khác nhau, dưới đây là 5 cách phân loại bu lông thông dụng.

1. Phân loại bu lông theo vật liệu chế tạo

   Tùy thuộc vào vật liệu chế tạo bu lông, người ta chia ra làm 3 loại khác nhau:

bu-long-la-gi

Bu lông phân loại theo vật liệu

   - Bu lông được chế tạo từ thép cacbon, thép hợp kim: Đây là loại bu lông được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, thi công lắp dựng nhà thép tiền chế...Loại bu lông này có ưu điểm là chi phí sản xuất rẻ, dễ gia công chế tạo. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là độ bền trong môi trường không cao, dễ han gỉ.

   - Bu lông được chế tạo từ thép không gỉ ( inox): Loại bu lông này có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Các loại inox thường dùng là inox 201, inox 304, inox 316/316L

   - Bu lông được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm: Loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…

2. Phân loại bu lông theo đặc tính chống ăn mòn

   Để xác định lựa chọn loại bu lông nào thì một đặc tính cực kỳ quan trọng và luôn được quan tâm bên cạnh khả năng chịu lực, đó là tính chống ăn mòn của vật liệu chế tạo bu lông. Bu lông bị ăn mòn bởi các yếu tố bên ngoài như: thời tiết nắng mưa, gần nước biển, hóa chất...Theo cách phân loại này thì bu lông có một số loại sau:

   - Bu lông thường: Đây là loại bu lông dễ bị ăn mòn nhất, tất nhiên phải sử dụng loại bu lông này ở những nơi được bảo vệ tốt, ví dụ như bu lông neo móng trong lắp dựng nhà khung thép, được chôn bên trong kết cấu bê tông.

   - Bu lông đen: đặc trưng dễ nhận thấy là màu đen và được bảo vệ chống han gỉ bởi lớp dầu mỡ, dùng chủ yếu trong liên kết các chi tiết máy,

   - Bu lông mạ kẽm: loại bu lông được mạ bên ngoài một lướp sơn chống gỉ và tăng tính thẩm mỹ, thông thường là mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng. Dùng nhiều cho bu lông liên kết nhà khung thép

   - Bu lông inox: là loại bu lông chống gỉ tốt nhất hiện nay, dùng chủ yếu cho các chi tiết yêu cầu tuyệt đối không han gỉ, đảm bảo độ thẩm mỹ cao trong quá trình sử dụng.

3. Phân loại bu lông theo phương pháp chế tạo và yêu cầu chính xác khi gia công

   Theo phương pháp chế tạo và yêu cầu khi gia công thì bu lông được chia làm 3 loại:

   - Bu lông thô: được chế tạo từ thép tròn, đầu bu lông được dập nguội, nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Độ chính xác kém do sản xuất thủ công, được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng gỗ.

   - Bu lông nửa tinh: được chế tạo tương tự bu lông thô nhưng được gia công thêm phần đầu bu lông và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.

   - Bu lông tinh: được chế tạo cơ khí, độ chính xác cao, được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp

   Trên thực tế, còn có loại bu lông siêu tinh, là loại bulông được sản xuất đặc biệt khắt khe về độ chính xác gia công, được sử dụng trong các mối liên kết có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.

4. Phân loại bu lông theo chức năng làm việc

bulong_1_-_copy

Các loại bu lông theo chức năng

   Dựa trên mục đích sử dụng thì bu lông được chia thành 4 loại chính:

   - Bu lông liên kết: là loại bu lông có chức năng liên kết các chi tiết cột, kèo, dầm, xà gồ với nhau. Các bu lông thường được sử dụng là M10 đến M22.

   - Bu lông kết cấu: sử dụng trong các chi tiết thường xuyên chịu tải trọng động như kết cấu khung, dầm, các chi tiết máy lớn mà các bộ phận liên kết vừa chịu tải trọng dọc trục vừa chịu cắt.

   - Bu lông neo: Được sử dụng để liên kết hệ kết cấu bên trên với hệ kết cấu móng bê tông cốt thép. Bu lông neo được đặt sẵn vào trong móng trước khi đổ bê tông.

   - Bu lông nở: là loại bu lông dùng để lên kết một kết cấu hay chi tiết với tường bê tông.

5. Phân loại theo cường độ chịu lực của bu lông ( cấp độ bền)

   Theo cách phân loại này thì có rất nhiều loại, cách phân loại này đánh giá khả năng chịu tải của bu lông, thông thường có một số cấp bền thông dụng: cấp bền 4.6; cấp bền 5.8; cấp bền 6.5; cấp bền 8.8; cấp bền 10.9, những loại bu lông có cấp bền 8.8 trở lên thường gọi là bu lông cường độ cao và có đánh số cấp bền trên đầu bu lông.

   Hùng Cường chuyên cung cấp bu lông các loại đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao được kiểm định và có đầy đủ giấy tờ chứng chỉ xuất xứ, chất lượng, phiếu kiểm định thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật về sản xuất, thành phần hóa học, cơ tính, mác thép… để hàng hóa dễ được nghiệm thu từ các chủ đầu tư dự án.

In bài viết
Địa chỉ : Số 172, Pháp Vân, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội( Đối diện Công Viên Yên Sở)
Điện thoại: 02436 454 448
Email: cokhiphutro@gmail.com
Giờ làm việc : Từ T2 - CN |Sáng: 8h-12h||Chiều: 13h30-17h30|
BẢN ĐỒ

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ HÙNG CƯỜNG